VÌ SAO RÊU LƯỠI TRẮNG

rêu lưỡi trắng
vì sao rêu lưỡi trắng

Hãy cẩn thận nếu thấy lưỡi bạn đóng bợn trắng trong vài ngày. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có

Vì sao lưỡi bạn trắng?

Vệ sinh răng miệng tốt là vô cùng quan trọng khi nói đến sức khỏe răng miệng. Nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhập vào cơ thể của bạn thông qua miệng. Nếu bạn không rơ lưỡi trong một thời gian dài, nó có thể bị trắng hoặc đóng bợn trắng.
Lưỡi trắng cũng có thể là do bạn vệ sinh răng miệng kém và gây hôi miệng.
Khi bị mất nước nghiêm trọng do nhiệt, nóng, lưỡi của bạn có thể bị trắng. Đó là phản ứng tự nhiên của các tế bào lưỡi do tình trạng khan hiếm nước trong cơ thể.
Khi bị sốt cao, bạn có thể nhận thấy rằng lưỡi của bạn trông trắng và hai mặt lưỡi nhăn nhúm. Điều này một phần là do mất nước. Thân nhiệt tăng làm cơ thể mất nước. Kết quả là lưỡi co lại và bị trắng.
Gan có vấn đề. Nếu lưỡi đóng bợn trắng mặc dù bạn rơ lưỡi mỗi ngày và không có các vấn đề gì về sức khỏe như sốt hoặc mất nước.
Hút thuốc lá làm miệng khô. Đó là lý do tại sao những người hút thuốc thường có lưỡi khô và trắng.
Chứng bạch sản (Leucoplakia) là một loại bệnh về da, có thể là ung thư. Nếu bạn cảm thấy lưỡi trắng không phải do đóng bợn trắng mà do thay đổi về màu sắc thì hãy đi gặp bác sĩ khám ngay lập tức.
Lưỡi trắng kèm các vết loét đỏ trên lưỡi, đó có thể là biểu hiện của bệnh nấm miệng.

Những cách điều trị lưỡi trắng

Nếu bị lưỡi trắng do vệ sinh răng miệng kém,giải pháp duy nhất là dùng gạc rơ lưỡi mỗi ngày.
Nếu bị mất nước do nhiệt nóng,bạn hãy uống nhiều nước và các chất lỏng để bổ sung nước cho cơ thể.
Trong trường hợp lưỡi trắng do các dấu hiệu của bệnh gan,bạn hãy đi kiểm tra chức năng gan.
Khi bị nấm miệng nên dùng các loại kháng nấm dạng dung dịch hoặc dạng viên nén và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn có thể điều trị nấm miệng trong một vài tuần.

Bệnh rêu lưỡi dày trong đông y

Theo biện chứng đông y rêu lưỡi là thể hiện tình trạng bên trong của tạng phủ. Nên đông y rất coi trọng việc quan sát lưỡi, được coi như một phép chuẩn đoán bệnh gọi là phép THIỆT CHẨN.

Rêu lưỡi trắng thường thấy ở bệnh ngoại cảm
Thận âm hư: chất lưỡi khô rêu lưỡi vàng dày
 Chất lưỡi đỏ sẫm hoặc xanh tím, rêu lưỡi vàng dầy hoặc xám tro : bệnh nặng.
– Nơi người bị phỏng, diện tích phỏng càng rộng, mức phỏng càng rộng thì chất lưỡi chuyển sang đỏ hồng càng nhanh càng rõ… Phỏng mà kèm nhiễm khuẩn máu thì lưỡi đỏ sẫm và khô ráo.
– Chất lưỡi trắng bệch : gặp ở bệnh mãn tính, bệnh tiến triển chậm, kéo dài.
– Rêu lưỡi vàng : hay gặp ở bệnh nhiễm khuẩn máu do tụ cầu và liên cầu, do đó có thể chẩn đoán là chứng thực nhiệt (thổ vượng do hỏa vượng).
– Lưỡi sáng bóng, không rêu : bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh.
– Lưỡi đỏ, sáng bóng : gặp ở giai đoạn cuối của Ung thư.
– Lưỡi đỏ sáng bóng lại thêm vết loét ở mặt lưỡi : nguy kịch sắp chết.
– Lưỡi âm hư (chất lưỡi đỏ sẫm, thân lưỡi hao sút, lưỡi khô có vết nứt, có trường hợp sáng bóng, có trường hợp 2 bên đầu lưỡi nổi gai đỏ, giai đoạn cuối của bệnh (thường sáng bóng như gương toàn lưỡi) : bệnh cảm nhiễm nặng, bệnh có khối u ác tính, cường tuyến giáp trạng (Bướu cổ lồi mắt), bệnh tổn thương ở gan, phổi.- Ruột dư viêm cấp : rêu lưỡi nhờn. (Trên thực tế lâm sàng, có thể dựa dựa trên quan sát lưỡi để đánh giá mức phát triển của bệnh ruột dư viêm cấp) :
+ Qua điều trị, nếu rêu lưỡi dầy, nhờn chuyển sang trắng mỏng là triệu chứng tốt, bệnh thuyên giảm, chiều hướng thuận lợi.
+ Qua điều trị : dù các triệu chứng có lui bớt nhưng rêu lưỡi vẫn thấy nhờn như cũ, không có gì thay đổi cả thường là bệnh không biến chuyển hoặc có khi bệnh bên trong đang trên đà phát triển.- Gan viêm nặng : lưỡi đỏ sẫm, khô, ít ướt, rêu lưỡi dầy nhờn hoặc khô ráo, vàng hoặc đen. Viêm càng nặng, tiến triển càng xấu, càng thấy trạng thái lưỡi rõ ràng đậm nét hơn. Có trường hợp chỉ thấy lưỡi láng bóng, không rêu.
– Xơ gan : dù trước kia có chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng nhưng bỗng thấy chuyển sang màu đỏ sẫm mà sáng bóng thường là nặng.
– Ung thư gan : Rêu lưỡi có 2 vùng xanh, bầm tím.- Bệnh nhồi máu cơ tim : lưỡi trở nên bầm tím từng phần, các tĩnh mạch dưới lưỡi biến đổi trạng thái dãn tĩnh mạch. Thường quan sát thấy lưỡi bị trắng, sau 4-5 ngày lớp màng trắng đó sít lại và trở nên đen.
– Ung thư thực quản : lưỡi trở nên bầm tím và 67% trường hợp do tế bào bị tróc ra nên dễ phát hiện được những thay đổi bệnh lý.- Tiêu cầu thận viêm : trên lưỡi xuất hiện 1 lớp đen xám.
– Cũng theo tác giả, những bệnh thường làm lưỡi thay đổi là bệnh tim, bao tử viêm, loét, phổi viêm, bướu cổ, lồi mắt, đái tháo đường, ruột dư viêm cấp.

 Lương y Phạm Ngọc
 lưu ý : đây là bài viết có tính chuyên sâu để tránh dùng không đúng thuốc, bệnh nhân không có chuyên môn chỉ nên tham khảo không nên làm theo
liên hệ tới lương y Phạm Ngọc
liên hệ tới lương y Phạm Ngọc ; Điện Thoại : 0982,873,718

Trả lời

Tư Vấn Ngay: 0915 939 767