Chẩn đoán bệnh qua 3 nhóm huyệt vị châm cứu

Nhóm huyệt vị châm cứu dùng chẩn đoán bao gồm ba loại :

 Sau nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, đặc biệt là sử dụng phương pháp châm cứu, tôi nhận thấy rằng việc sử dụng huyệt vị châm cứu để chẩn đoán và điều trị bệnh là một phương pháp vô cùng hiệu quả và hữu ích. Đây là những kinh nghiệm quý trong việc khám và chữa bệnh bằng y học cổ truyền, mời bạn bè đồng nghiệp cũng như những độc giả quan tâm đến lĩnh vực châm cứu cùng tham khảo.

Huyệt Mộ:

Huyệt Mộ còn được gọi là huyệt Báo Nguy hoặc huyệt Chẩn Đoán.

Nằm ở ngực và bụng, và có thể nằm trên đường kinh liên quan đến Tạng Phủ hoặc trên đường kinh khác không liên quan đến nó.

Khi Tạng Phủ bị bệnh, huyệt Mộ là nhóm huyệt vị châm cứu thường sẽ hiển thị những phản ứng bất thường như ấn đau, thay đổi màu sắc, hoặc cường độ (cứng hoặc mềm hơn…).

Huyệt Bối Du:

Là loại huyệt nằm ở phía sau lưng dọc theo đường kinh Bàng Quang.

Có quan hệ đặc biệt đối với một Tạng Phủ cụ thể, ví dụ: huyệt Phế Du là Bối Du huyệt của Tạng Phủ Phế, huyệt Tâm Du là Bối Du huyệt của Tạng Phủ Tâm.

Sử dụng huyệt Bối Du để chẩn đoán bệnh lý, ví dụ: ấn vào huyệt Phế Du nếu bệnh nhân có rối loạn ở Tạng Phủ Phế.

Các huyệt vị châm cứu chẩn đoán khác:

Ngoài huyệt Mộ và Bối Du, trong huyệt vị châm cứu còn có nhiều huyệt khác được sử dụng để chẩn đoán.

Huyệt Khích được sử dụng để chẩn đoán các bệnh cấp tính, ví dụ: huyệt Khổng Tối (P.5 – Khích huyệt của kinh Phế) được ấn đau khi bệnh nhân ho ra máu cấp.

Huyệt Nguyên được áp dụng trong cách đo lượng thông điện ở huyệt (xin xem thêm ở phần Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt).

Huyệt Tỉnh được sử dụng trong cách đo độ nhạy cảm đối với nhiệt ở huyệt (xin xem thêm ở phần Nguyên Tắc Xử Dụng Huyệt).

TÓM TẮT  NHỮNG HUYỆT DÙNG  CHẨN ĐOÁN 

KINH bị bệnh HUYỆT MỘ  HUYỆT BỐI DU 1 SỐ HUYỆT KHÁC
Đại Trường Thiên Xu Đại Trường Du Hợp Cốc
Phế Trung Phủ Phách Hộ, Phế Du, Khí Hải Du
Tỳ Chương Môn Tỳ Du, Ý Xá Đại Bao, Đại Hoành, 
Vị Trung Quản Vị Du, Vị Thương Khí Xung
Tiểu Trường Quan Nguyên Tiểu Trường Du Thiên Tông
Tâm Cự Khuyết Thần Đường, Tâm Du Cực Tuyền
Thận Kinh Môn Thận Du, Chí Thất Toàn Trúc
Bàng Quang Trung Cực Bàng Quang Du Thiên trụ
Tam Tiêu Âm Giao Tam Tiêu Du,

Thạch Môn

Thiên Dũ
Tâm Bào Đản Trung Cao Hoang, Quyết Âm Du Thiên trì
Can Kỳ Môn Can Du, Hồn Môn  
Đởm Nhật Nguyệt Trấp Cân Dương Dương, Đởm Du Phong Trì, Hoàn Khiêu
khi dạ dày viêm  thì ấn vào huyệt vị châm cứu có tên trung quản  bạn sẽ cảm thấy đau
khi dạ dày viêm ấn vào huyệt trung quản sẽ đau

Kinh nghiệm ứng dụng thực tế sử dụng huyệt vị châm cứu để chẩn đoán

Hiện nay trên lâm sàng, nhờ vào kinh nghiệm tích lũy, các chuyên gia châm cứu đã tìm ra nhiều huyệt vị châm cứu khác có tác dụng tương tự như huyệt Mộ, nhưng được gọi là huyệt Chẩn Đoán, với mục đích chẩn đoán sự rối loạn bệnh lý ở các cơ quan, tạng phủ liên quan.

Ví dụ:

Huyệt Đởm Nang được sử dụng để chẩn đoán bệnh ở túi mật.

Huyệt Lan Vĩ được sử dụng để chẩn đoán bệnh ở ruột thừa.

Huyệt Hợp Cốc được sử dụng để chẩn đoán bệnh ở Đại tràng…

Dưới đây là một số huyệt Chẩn Đoán Theo kinh nghiệm của tôi đã thực nghiệm nhiều năm có tham khảo một số tác giả như tác giả Manaka, Nakatan Yoshio (đến từ Nhật Bản):

bệnh ở kinh phế thì ấn vào huyệt vị châm cứu có tên trung phủ  bạn sẽ cảm thấy đau
khi bệnh ở kinh phế thì ấn vào huyệt trung trung phủ sẽ đau
HUYỆT DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH BỆNH  TƯƠNG ỨNG
Bá Hội Tâm thần.Não Xung huyết,
Thiên Trụ (kết hợp đầu đau) Não xuất huyết, huyết áp cao
Thượng Thiên Trụ thần kinh thị giác teo, đáy mắt xuất huyết, Mắt kém, 
Đại Chùy , não xuất huyết, Huyết áp cao, bệnh ở mũi.
Phong Trì,Cân Súc, Thân Trụ. Động Kinh.
Phách Hộ (kết hợp với đau lên đầu). Não xuất huyết.
Kinh Môn, Chương Môn,  Huyết áp cao
Phù Bạch. Huyết áp thấp hoặc cao do nhiệt.
Cao Hoang, Chí Dương, Thần Đạo. Thần kinh suy nhược.
Thiên Đột Động kinh, đờm khó long ra. khan tiếng, 
Âm Khích, Khích Thượng, Khích Môn Tim hồi hộp, màng tim viêm.
Đại Trữ, Phong Môn, Thân trụ Hô hấp trên.
Bất Dung, Cự Khuyết, Lương Môn, Trung Quản. Tâm Vị bệnh.
Lương Khâu, Phục Thố, Túc Tam Lý. bệnh dạ dày 
Chương Môn (bên trái) sưng lách có sốt hoắc không
Đởm Nang, Túc Lâm Khấp  Sỏi túi mật.
Thượng Cự Hư Ruột.
Lan Vĩ Ruột dư.
Tam Âm Giao Phụ khoa.
Thứ Liêu Thống kinh,Đã có thai, Tiền liệt tuyến viêm. 
Tiểu Trường Du đac có thai hơn 2 tháng, Thống kinh.
Đại Cự, Thứ Liêu, Trung Cực. Thống Kinh.
Chí Thất, Duy Cung Đại Cự, Yêu Du, Yêu Dương Quan, 1 điểm ngang ngoài vú 1 thốn. Tử cung viêm.
Đái Mạch, Trung Cực. khí hư, huyết trắng.
Đái Mạch khí hư – đái hạ mạn tính.
Hoành Cốt, Mệnh Môn Di tinh.
. Huyệt giữa Phong Thị và Phục Thố.

. Huyệt giữa Bể Quan và Túc Tam Lý.

Dịch hoàn viêm.
Mệnh Môn Liệt dương.
Can Du (kèm đầu đau, thịt vùng huyệt dày lên). Mất ngủ.
Can Du, Cân Súc Mất ngủ.
Xương sống 3 – 5 (D3-D5) Mất ngủ.
Đản Trung, Ngọc Đường, Khố Phòng (bên phải). Bệnh về khí bị uất.
Khổng Tối Trĩ sưng
Duy Đạo, Hoang Du, Tam Tiêu Du, Thận Du. Thận viêm cấp, Thận viêm mạn tính.
. 1 điểm giữa Thiên Xu và rốn.

. 1 điểm giữa huyệt Đại Cự và Thạch Môn.

Thận có sạn, Sỏi thận.

Các huyệt trên không chỉ có tác dụng chẩn đoán mà còn được sử dụng để điều trị bệnh tương ứng với hiệu quả cao. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, điều quan trọng phải áp dụng đúng phương pháp, kỹ thuật tương ứng, ví dụ như: “ Hư thì bổ, thực thì tả, Hàn thì cứu, nhiệt thì Châm, ứ trệ thì có thể chích nặn…”. Nếu các bạn đồng nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn trao đổi về châm cứu, hãy liên hệ với tôi thông qua mục liên hệ.

L.y: Phạm Ngọc

Tư Vấn Ngay: 0915 939 767