Bệnh Gai khớp gối và những điều cần biết

Bệnh gai khớp gối ở người lớn tuổi

Bệnh Gai khớp gối đang ngày càng phổ biến, không chỉ xuất hiện ở người già mà còn xảy ra ở những độ tuổi trẻ hơn. Bệnh gây đau nhức, làm giảm chất lượng cuộc sống rất nhiều. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu căn bệnh Gai khớp gối và những điều cần biết.

Bệnh Gai khớp gối là gì?

Khớp gối là nơi giao nhau của 3 xương khớp gối chính gồm: xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân. Nếu sụn tại khớp gối này bị suy giảm chức năng sẽ gây ra các triệu chứng như đau nhức, tê buốt khớp gối và đi lại khá khó khăn, thậm chí là mất khả năng đi lại.

Bệnh gai khớp gối ở người lớn tuổi
Bệnh gai khớp gối ở người lớn tuổi

Thông thường bệnh gai khớp gối sẽ bộ phát phổ biến ở những người 45 tuổi trở đi. Nhưng ngày nay do nhiều nguyên nhân khác nhau nên căn bệnh có thể xuất hiện tại những độ tuổi trẻ hơn. Quá trình bộc phát của bệnh gai khớp gối có 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn sớm: các triệu chứng bắt đầu xuất hiện nhưng không rõ ràng, sụn khớp có thể chỉ bị thương nhẹ
  • Giai đoạn nhẹ: các triệu chứng xuất hiện rõ ràng hơn, sụn trở nên mỏng hơn.
  • Giai đoạn giữa: lúc này xương sụn bị tổn thương nặng hơn, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi lại
  • Giai đoạn nặng: 3 xương chính của khớp gối chồng lên nhau, làm cho xương sụn bị vỡ. Nghiêm trọng hơn có thể gây biến dạng xương dẫn đến bại liệt

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân bệnh Gai khớp gối

Trong 2 giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Khi ngủ dậy, khớp gối thường bị đau, sưng tấy, khi ấn tay vào cảm thấy nóng khớp gối
  • Cử động khớp gối khó khăn. Cần mất khoảng 10 – 30 phút để xoa bóp, thư giãn khớp gối
  • Khi co chân hoặc duỗi phát ra tiếng kêu và người bệnh cảm thấy khớp gối thiếu dịch, co duỗi không linh hoạt

Bệnh viêm khớp gối có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác
  • Bệnh lý: loãng xương, gout, viêm gân và viêm màng bao hoạt dịch khớp.
  • Lao động nặng: các công việc lao động nặng nhọc có thể gây tổn thương đến khớp gối
  • Thói quen sinh hoạt: ăn uống các thực phẩm không lành mạnh gây thừa cân, béo phí, thói quen không tập thể dục thường xuyên cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sụn khớp gối
Tuổi tác chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh gai khớp gối
Tuổi tác chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh gai khớp gối

Những biến chứng xấu của bệnh Gai khớp gối

Bệnh khớp gối khi không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới một số triệu chứng xấu sau:

  • Cơn đau kéo dài có thể gây ra vấn đề tâm lý: lo âu, trầm cảm.
  • Rối loạn giấc ngủ: cơn đau nhức xảy ra thường xuyên vào ban đêm cũng khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ thường xuyên
  • Năng suất làm việc: gai khớp gối ảnh hưởng đến khả năng vận động ở người, các công việc nhà, hoạt động sinh hoạt bình thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Với những bệnh nhân trong giai đoạn gai khớp gối nặng luôn cần người hỗ trợ cho từng công việc nhỏ nhặt trong ngày
  • Tăng cân: gai khớp gối khiến người bệnh ngại tập thể dục dẫn đến các vấn đề sức khoẻ khác như tăng cân, suy nhược tâm lý, các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
  • Gút: bệnh gút có nguyên nhân do gai khớp gối gây ra. Bệnh làm thay đổi sụn, hình thành các urat natri trong khớp, gây ra tình trạng đau gút cấp tính.
Bệnh gai khớp gối gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày
Bệnh gai khớp gối gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày

Top 4 cách chữa bệnh Gai khớp gối hiệu quả

Hiện có 4 cách chữa bệnh gai khớp gối hiệu quả nhất:

  1. Tây Y

Chuẩn đoán tình trạng người bệnh qua phương thức chụp X – quang, nếu bệnh phức tạp hơn sẽ cần nội soi khớp và chụp MRI đánh giá mức độ tổn thương của sụn khớp, dây chằng, tràn dịch, ứ dịch hay không.

Sử dụng phương pháp X – quang chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh gai khớp gối
Sử dụng phương pháp X – quang chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh gai khớp gối

Các phương pháp điều trị:

  • Điều trị bằng thuốc
  • Tiêm Corticosteroid
  • Phẫu thuật
  1. Đông Y

Sử dụng phương pháp bách mạch để chuẩn đoán bệnh. Đông Y chú trọng vào khu phong, tán hàn, hành khí, trừ thấp, thông kinh loại bỏ tà khí giúp giảm đau, giảm sưng tấy cho khớp cùng với bồi bổ can thận, mạnh gân xương làm tăng đề kháng, tăng cường thể trạng

Chữa bệnh gai khớp gối bằng các bài thuốc Đông Y lâu đời
Chữa bệnh gai khớp gối bằng các bài thuốc Đông Y lâu đời
  1. Mẹo dân gian

Dân gian sử dụng một số bài thuốc tự nhiên chữa bệnh gia khớp gối như nghệ tươi, lá lốt, cà gai leo, ngải cứu, …

  1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu

Trả lời

Zalo
Zalo
Tư Vấn Ngay: 0915 939 767