Lương y : Phạm Ngọc cấy chỉ tại phòng khám (ảnh trích từ phóng sự trên VTV2) |
Cấy chỉ còn gọi là cấy catgut, chôn chỉ, vùi chỉ… là một phương pháp châm cứu hiện đại được phát minh vào khoảng năm 1957. Phương pháp này đã được áp dụng tại Việt Nam từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Tại Viện nghiên cứu Đông y đã có những nghiên cứu cấy philatop phục hồi di chứng bại liệt. Nhiều bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm loét dạ dầy đã được nghiên cứu điều trị bằng cấy chỉ tại Việt Nam.
Cho đến nay, cấy chỉ được coi là một phương pháp
CHÂM CỨU ĐẶC BIỆT, BƯỚC TIẾN MỚI CỦA KỸ THUẬT CHÂM CỨU!
Theo tài liệu y học, cấy chỉ lần đầu tiên được áp dụng tại VN từ năm 1970 – 1971 và được ứng dụng điều trị các bệnh hen phế quản, viêm loét dạ dầy tá tràng, liệt dương, hội chứng thắt lưng hông, các chứng liệt vận động.
Kỹ thuật cấy chỉ hiện đã có những bước tiến đáng kể. Trước đây, để đưa catgut vào huyệt vị, người ta có thể rạch da rồi vùi chỉ vào huyệt hoặc dùng kim khâu da khâu chỉ vào huyệt. Do những hạn chế đó nên cấy chỉ không được áp dụng rộng rãi. Hiện nay, với phương pháp cấy chỉ catgut bằng kim có nòng thông được coi là một yếu tố quan trọng góp phần làm cho cấy chỉ được phổ cấp rộng rãi hơn.
Trong quân đội, cấy chỉ đã được áp dụng tại BV 103, BV trung ương quân đội 108, BV 91, Phòng quân y Tổng cục Chính trị, Quân đoàn 3…Hiện nay, phương pháp này được tiến hành tại Viện Châm cứu trung ương, viện Đông y trung ương và một số bệnh viện, cơ sở y tế trong nước, cũng như tại một số nước châu âu do các bác sỹ Việt Nam trức tiếp đảm nhiệm.
Trước đây tại Việt Nam cấy chỉ đã được ứng dụng tại tại một số bệnh viện trung ương như :
Viện nghiên cứu Đông y trung ương ứng dụng cấy catgut điều trị hội chứng dạ dầy tá tràng được thực hiện vào những năm 1970.
Từ 1970, giáo sư Bành Khừu và cộng sự đã thực hiện cấy chỉ điều trị một số chứng bệnh tại BV 108.
Khoảng những năm 1980, cấy chỉ đã được áp dụng điều trị hen phế quản tại khoa A3 – BV 103.
Năm 1982, Viện Châm cứu Trung ương đã thực hiện cấy chỉ điều trị cho trẻ em bị bại liệt.
Năm 1986, BS Nguyễn Đình Thanh, khoa y học cổ truyền BV 108 đã áp dụng cấy chỉ điều trị hen phế quản, đạt giải trong cuộc thi kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ của Viện.
Năm 1988 – 1990, Tại Tổng cục Chính trị, BS Lê Thuý Oanh đã thực hiện cấy chỉ điều trị hen phế quản, chân tay bị tê bì đau nhức, viêm khớp vai, các dạng liệt, các bệnh dị ứng, di chứng câm điếc, lác, động kinh.
Tại bệnh xá tỉnh đội Hà Nam Ninh trong những năm thập niên 80 cũng đã áp dụng và có những cải tiến sáng tạo phương pháp cấy chỉ điều trị hiệu quả một số bệnh như : hen phế quản, viêm loét dạ dầy tá tràng, hội chứng thắt lưng hông, các chứng liệt vận động. Cho cán bộ chiến sĩ,thương bệnh, binh quân khu 3.
Từ năm 1982, BS Lê Thuý Oanh đã nghiên cứu áp dụng cấy chỉ tại BV 91, Tổng cục Chính trị.
Hiện tại, phương pháp này đã được một số nước châu Âu công nhận và đưa vào chương trình giảng dạy y khoa. Có thể nói: BS Lê Thuý Oanh là người VN dầy công nghiên cứu cấy catgut, mang tri thức và tâm hồn Việt ra khỏi biên giới VN. Nhiều BN của BS Lê Thuý Oanh là người Mỹ, Pháp, Đức, Hung…Cho đến nay, BS Lê Thuý Oanhđã thực hiện thành công 20.000 BN bằng phương pháp độc đáo này.
Tháng 10 năm 1988, tại Hungari, phương pháp cấy chỉ đã được các BS thú y Hungary thực nghiệm trên động vật để kiểm tra khả năng tiết sữa ở bò.
BS Lê Thúy Oanh cấy chỉ điều trị bệnh ở Hunggari
Thập niên 1970, BV Đông y trung ương cũng đã có những nghiên cứu cấy chỉ trên phương diện tổ chức học. Y văn Việt Nam cũng có ghi nhận phương pháp cấy philatop trên các vùng cơ bị liệt ở trẻ em bị bại liệt nhằm phục hồi chức năng vận động cho trẻ.
Cơ chế tác dụng:
– Theo Đông y:
Cơ chế tác dụng của cấy chỉ là cơ chế tác dụng của châm cứu cổ truyền. Thông qua điều hoà âm dương, điều hoà chức năng tạng phủ, khí huyết, đả thông kinh lạc mà có tác dụng trị bệnh.
– Theo Tây y: Một số tài liệu khoa học đã chứng minh được cấy catgut có tác dụng tăng cường đồng hoá, giảm dị hoá, kèm theo tăng cao protein và hydratcarbon ở cơ, giảm nồng độ acid lactic cũng như giảm sự phân giải acid ở cơ, vì vậy góp phần tăng chuyển hoá và dinh dưỡng ở cơ.
Nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng cấy chỉ có tác dụng làm tăng sinh lưới mao mạch, làm tăng lưu thông máu trong lòng mạch ở các chi thể. Người ta còn nhận thấy cấy chỉ có thể làm phát triển các dây thần kinh mới.
Do bản chất của catgut là protein nên có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Phạm vi ứng dụng:
Cấy catgut có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong điều trị và phục hồi chức năng.
Có thể áp dụng cho nhiều loại mặt bệnh khác nhau.
Ưu điểm:
– Có hiệu quả cao trong điều trị, phục hồi chức năng .
– Do khoảng cách giữa 2 lần điều trị là 2 -3 tuần, nên bệnh nhân đỡ phải đi lại và không phải nằm viện, có thể điều trị ngoại trú tại nhà hoặc tại cơ sở y tế.
– Không có tai biến nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh trong cấy chỉ.
Liên hệ tư vấn và cấy chỉ tại NINH BÌNH :