Châm cứu trị hen phế quản

hệ hô hấp
Hệ hô hấp
 

Y học cổ truyền phương Ðông gọi hen phế quản với bệnh danh là “háo hống”. Nguyên nhân gây bệnh vô cùng phong phú, chủ yếu được quy do chức năng của hai tạng phế và thận. Theo Nội kinh “phế chủ khí, thận nạp khí”. Khi phế không làm chủ được chức năng thăng giáng, phế khí nghịch lên gây suyễn. Thận tàng tinh, nhưng có chức năng nạp khí. Khi thận không nạp được khí, khí nghịch lên gây suyễn thở. 
Hen phế quản là gì?
Hen là một loại bệnh ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi (phế quản). Hen gây ra bởi quá trình viêm mạn tính (kéo dài) của phế quản. Nó làm cho phế quản, hoặc đường dẫn khí, của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau.
– Khi quá trình viêm bị kích thích bởi một số yếu tố bên trong và bên ngoài, đường thở sẽ phù nề và ứ đàm.
– Các cơ của phế quản sẽ co lại làm cho phế quản hẹp hơn nữa.
– Sự hẹp này làm cho khí khó có thể thoát ra được khỏi phổi (thở ra khó).
– Hiện tượng kháng lại lực thở ra (thở ra khó) này là triệu chứng đặc trưng của bệnh hen.
Vì hen gây ra sự đề kháng, hoặc tắc nghẽn, luồng không khí thở ra, nên nó được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn. Thuật ngữ y học chỉ tình trạng này là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD (chronic obstructive pulmonary disease). COPD là một nhóm bệnh trong đó bao gồm không chỉ có hen mà còn có viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng.
Cũng như các bệnh mạn tính khác, hen là một bệnh mà bạn phải chịu đựng nó hằng ngày trong suốt cuộc đời. Bạn có thể bị lên cơn hen bất cứ khi nào bạn tiếp xúc với một trong những dị nguyên của bạn. Không giống như các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khác, hen có thể phục hồi được.
Hen không thể trị khỏi được nhưng có thể kiểm soát được.
Châm cứu là một trong những biện pháp trị bệnh hen phế quản của Ðông y. Ðể cắt cơn hen phế quản, người ta thường chọn phương huyệt sau: định suyễn, khí suyễn, đại trùy, phế du, chiên trung, nội quan, phong long, liệt khuyết, thận du.
Vị trí và tác dụng của các huyệt: Ðịnh suyễn hay còn gọi là suyễn tức, là huyệt ngoài kinh, nằm ở ngang gai đốt sống cổ C7 ngang ra 1 thốn. Khí suyễn: cũng là huyệt ngoài kinh, nằm ở ngang gai đốt sống lưng D7 ra 1 thốn. Phế du: huyệt du của phế nằm ở kinh túc thái dương bàng quang, ngang gai đốt sống lưng 3 ra 1,5 thốn. Chiên trung: là huyệt chủ về khí, nằm trên nhâm mạch, là giao điểm của đường chính trung và đường thẳng nối hai núm vú ở nam giới hay là ngang với khoảng gian sườn 4.
Ðại trùy: là huyệt hội của dương khí, nằm ở ngay dưới gai đốt sống cổ 7. Khi ngồi cúi đầu xuống, gai đốt sống cổ 7 nổi cao nhất. Phong long: là huyệt nằm trên kinh túc dương minh Vị, là huyệt lạc với kinh túc thái âm Tỳ. Nằm cách hõm ngoài xương bánh chè đo xuống 8 thốn, ngang ra 1 khoát ngón tay là huyệt. Liệt khuyết: là huyệt của Thủ thái âm Phế kinh, nằm ở cổ tay, tính từ lằn chỉ cổ tay lên 1,5 thốn, phía ngoài xương quay, là huyệt lạc với kinh đại trường. Thận du là huyệt du của thận, nằm trên kinh túc thái dương bàng quang, cách gai đốt sống lưng L2-L3 ngang ra 1,5 thốn. Nội quan: là huyệt của thủ quyết âm tâm bào, nằm ở mặt trước trong cẳng tay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn.
  Thủ pháp châm cứu: Khi mới phát cơn hen phế quản, chọn các huyệt định suyễn, khí suyễn là chính. Các huyệt này dùng kim hào châm, châm sâu 1-1,5cm, đồng thời vận dụng phép vê chuyển, vừa vê kim vừa tiến kim, làm cho bệnh nhân có cảm giác lan chuyển xuống lưng mông thì tốt. Huyệt chiên trung châm bằng dọc dưới da, hướng mũi kim xuống dưới, là cách đón mà tả đi. Huyệt liệt khuyết châm bằng dọc dưới da, huyệt nội quan châm chếch kim sâu khoảng 1cm. Các huyệt phế du, thận du nên vận dụng phép châm bổ hoặc cứu bổ. Phế khí tỏa thịnh thì sau khi châm phế du nên dùng kim tam lăng chích nặn máu và giác hút nặn máu ở cả hai huyệt phế du. Ngày châm cứu 1-2 lần, một liệu trình châm cứu có thể châm 7-10 ngày. Ngoài cơn nên cứu các huyệt thận du, phế du để tăng cường chính khí, nâng cao tác dụng trị bệnh.
Giảng nghĩa của phương huyệt: Phương huyệt này lấy bình suyễn, khu đờm là chính. Các huyệt định suyễn, khí suyễn theo kinh nghiệm của tiền nhân có tác dụng bình suyễn là chính nên mới đặt tên là định suyễn và khí suyễn. Nội quan là huyệt thuộc thủ quyết âm tâm bào, là huyệt chủ trị về bệnh ở lồng ngực, có tác dụng khoan khoái lồng ngực, phối hợp với các huyệt khác làm cho phế khí giáng xuống, tăng hiệu quả trị bệnh đờm nhiệt ở phế. Phế khí tuyên giáng thất thường, nhiều đờm thì dùng thêm huyệt phong long là huyệt chủ về hóa đờm. Liệt khuyết là huyệt thuộc thủ thái âm Phế kinh, có tác dụng trừ đàm tiết nhiệt. Thiên kinh mạch biệt luật sách Tố vấn cho rằng các mạch đều triều về phế .
Vì vậy chọn chiên trung là huyệt trên mạch Nhâm, là huyệt chủ về khí, có tác dụng thuận khí, hóa đờm là chính. Ðại trùy có tác dụng tuyên giáng dương khí, nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy khi châm đại trùy có tác dụng chống co thắt phế quản. Người hư nhược nên cứu hai huyệt phế du, thận du để bồi bổ cho hai tạng phế, thận. Làm cho phế khí, thận khí thêm đầy đủ. Theo Trung tàng kinh: phế là gốc của sinh khí . Phế chủ khí có nghĩa là phế chủ về cơ năng hô hấp và chủ về chân khí. Phế và thận khí đầy đủ thì trên có thể giáng xuống, dưới có thể nạp vào mà khỏi bệnh, có nghĩa là phế khí giáng xuống được, thận khí nạp vào được thì ắt khỏi bệnh.
Phương huyệt 2:

Chọn huyệt tại chỗ. Các huyệt Bối – Du và huyệt Mộ có thể được vận dụng. Đối với hư chứng, kích thích vừa phải. Đối với thực chứng, kích thích mạnh.
Chỉ định huyệt: Định suyễn, Thiên đột, Phế du, Đản trung.
Huyệt vị theo triệu chứng:
Ho có nhiều đờm: Liệt khuyết, Phong long.
Tim đập nhanh và khó thở: Nội quan, Khí hải.
Chướng bụng và đau lưng: Thận du, Thiên khu.
Chú ý: Chọn 2 – 3 huyệt cho mỗi lần điều trị. Lưu kim 20 – 30 phút, cach 5 – 10 phút vê kim một lần. Liệu pháp dự phòng khi sắp thay đổi thời tiết; cứu trên huyệt Phế du, Tỳ du, Túc tam lý. Điều trị mỗi ngày một lần. Mỗi liệu trình 10 ngày. Sau 3 – 5 liệu trình liên tiếp, có thể giảm số lần lên cơn, hoặc triệu chứng của bệnh nhẹ đi.
cấy chỉ trị hen phế quản
Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ catgut (chỉ tự tiêu) vào huyệt châm cứu của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu. Chỉ catgut cấy vào huyệt vị có tác dụng làm tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng của cơ, nhờ có kích thích liên tục ở huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, tăng trương lực các sợi cơ, hành khí – hoạt huyết, từ đó đem lại hiệu quả điều trị.
Hiện nay Hen phế quản, cũng như viêm mũi dị ứng, thoái hóa đốt sống, viêm dạ dày … là một trong những bệnh đang được  lương y Phạm Ngọc (TP Ninh Bình) áp dụng điều trị bằng phương pháp cấy chỉ. đạt được hiệu quả rất cao mà bệnh nhân tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc

bệnh có thể liên tới lương y tại : 
                                              Lương y : Ngọc
                              Thiên Sơn. Thiên Tôn. Hoa lư.Ninh Bình

đt : 0982 873 718 – 0915 939 767

Trả lời

Zalo
Zalo
Tư Vấn Ngay: 0915 939 767