Sừng tê giác – những tin đồn và tác dụng thực của nó

sừng tê giác và sừng trâu

(bài viết được đăng trên Suckhoemoitruong.com.vn) – Hiện nay, nhiều người dân do không hiểu bản chất thực sự của sừng Tê Giác và chỉ nghe truyền miệng nó có thể trị được bệnh “ung Thư” đây là một cách hiểu hết sức sai lệch. Là một lương y có nhiều năm kinh nghiệm trị bệnh trên cơ sở kế thừa các bài thuốc gia truyền Lương y Phạm Ngọc không chỉ trị thành công nhiều căn bệnh hiểm nghèo mà còn kế thừa đức rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc dùng sừng Trâu thay thế cho sừng Tê Giác. Phóng viên (PV) báo Sức Khỏe và Môi Trường đã có cuộc trao đổi với Lương y Phạm Ngọc để giúp độc giả hiểu rõ về bản chất thật của sừng Tê Giác.

PV: Chào anh! Cảm ơn anh đã dành thời gian cho buổi trao đổi ngày hôm nay.
Là một lương y gia truyền mặc dù nhìn anh còn rất trẻ nhưng có lẽ tuổi nghề của anh thì lại không trẻ chút nào?
Lương y Phạm Ngọc: Tôi đã được kế thừa kinh nghiệm quý báu từ ông nội tôi là cố lương y Phạm Văn Ghi. Ngay từ nhỏ tôi đã thích thú và rất đam mê lĩnh vực này, có lẽ nó đã ngấm vào máu khi mới được sinh ra.
PV: Nói tới đông y gia truyền người ta thường liên tưởng tới những bài thuốc bằng cỏ cây hoa lá, gốc rễ và cách thức bốc thuốc là bắt mạnh ra bệnh. Vậy anh có thể trao đổi cho độc giả cụ thể hơn về lĩnh vực này được không ạ?
Lương y Phạm Ngọc: Gần đúng là như vậy. Đó là những bài thuốc nam bí truyền linh diệu, với thành phần là từ những cỏ cây hoa lá kết hợp lại tạo nên những phương thuốc có hiệu quả điều trị cao mà lại gần như không có những tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên thì ngày nay Đông y Phạm Ngọc không phải chỉ kế thừa những bài thuốc từ tiền nhân để lại mà chúng tôi cũng vẫn luôn không ngừng học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của các bậc lão thành và đồng thời vận dụng những phương pháp tiên tiến của các đồng nghiệp trong và ngoài nước.
Ví dụ như: khi nói đến khám bệnh đông y, như bạn nói, mọi người thường nghĩ tới cách khám cổ truyền là: Vọng – Văn – Vấn – Thiết  (Nhìn –  Hỏi – Nghe,ngửi – Bắt mạch,sờ nắn). Nhưng với Lương Y Phạm Ngọc, ngoài những cách khám chuyền thống chúng tôi kết hợp với việc sử dụng máy đo kinh lạc, máy dò huyệt vị bàn tay… kết hợp với những kết quả cận lâm sàng khác để đưa ra những chuẩn đoán bệnh nhanh hơn và chính xác hơn.
 
lương y Phạm Ngọc đang khám bệnh
Lương y Phạm Ngọc đang khám cho bệnh nhân dân đã được truyền hình VTV2 giới thiệu

PV:
 Vâng, hiện nay khi kinh tế phát triển hơn thì người ta thường hay sử dụng những loại được coi là thuốc quý để làm quà biếu tặng nhau như: mật gấu, cao hổ, cao ngựa, … và đặc biệt là sừng tê giác. Anh có thể nói rõ hơn về tính năng thực sự của sừng tê giác được không?
Lương y Phạm Ngọc: Người ta vẫn thường hay quan niệm những gì hiếm là quý. Thế rồi họ cho rằng cái đó có thể là thần dược trị được bách bệnh. Những người giàu có thường hay mua những thứ đó về để làm quà biếu cho nhau hay có người còn thể hiện đẳng cấp của mình bằng việc sở hữu những thứ đó. Tuy nhiên, những vật hiếm mà quý đó chúng ta cần nhìn một cách cụ thể và rõ nét như sừng Tê Giác là một minh chứng rõ nhất:
Sừng Tê Giác có vị mặn, tính đại hàn là thuốc chủ yếu để trấn can, tiêu đờm có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết … Theo như Đại tôn y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác thì: “con tê ăn trăm thứ độc, nên sừng nó có thể giải độc, trị mọi chứng sang thũng, ung thư… đều có thể làm vỡ mủ được.” Bởi ung ở đây là ung nhọt (mụn nhọt) và thư ở đây là một loại mụn đầu hướng vào trong tương đương với bệnh áp xe trong y học hiện đại (YHHĐ) ngày nay. Vì vậy, ung thư ở đây cúng ta có thể hiểu là loại ung nhọt, chứ không phải là ung thư (một trong những bệnh nan y) theo cách hiểu của Tây y mà nhiều ngươi đang lầm tưởng, do có tính hàn lạn nên nó cũng không thể có tác dụng tăng dương sự cho nam giới được.
sừng tê giác

PV:
 Có thể sử dụng vi thuốc khác thay thế cho sừng Tê Giác không thưa anh?
Lương y Phạm Ngọc: Trong đông y có rất nhiều vị thuốc có tính vị, tác dụng tương tự có thể thay thế được nhau ví dụ như sừng Trâu (thủy ngưu giác). Sừng Trâu vị đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết; dùng trị ôn bệnh sốt cao, hôn mê nói nhảm, kinh phong điên cuồng (thường phối hợp với sinh địa, huyền sâm, kim ngân hoa, liên kiều), trị các chứng xuất huyết như thổ huyết, lục huyết (đổ máu cam), ban xuất huyết do huyết nhiệt (thường phối hợp với đan bì, xích thược, sinh địa).
Từ nhiều năm nay tôi thường sử dụng sừng Trâu thay cho sừng Tê Giác thu được rất nhiều thành công đối với các chứng ho ra máu, đổ máu mũi, đại tiện ra máu, băng lậu… đạt kết quả rất tốt. Đặc biệt, đối với các bệnh khó như bệnh gout, sốt do vi rút, ho do vi rút… trừ đờm tốt trong tai biến mạch máu não… Bởi vậy rất nhiều người dùng sừng tê giác được làm giả từ sừng châu mà vẫn tin là thật vì thấy nó có hiệu quả đối với một số bệnh.
PV: Như vậy, người ta có thể yên tâm khi sử dụng sừng Trâu thay sừng Tê Giác và đỡ tốn kinh phí hơn.
Lương y Phạm Ngọc: Sừng Trâu là một vị thuốc dễ kiếm, có sẵn ở hầu hết các vùng nông thôn. Nó đã được sử dụng từ hàng nghìn năm nay. Trong sách “Danh y biệt lục” có viết: Sừng Trâu có thể dùng trị chứng đau đầu do thời khí nóng lạnh thất thường. Còn theo sách “Đại Minh bản thảo” thì sừng Trâu sắc lấy nước uống có thể trị chứng phong do nhiệt độc và sốt cao (nhiệt nhập tâm bào). 
Y học hiện đại cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng trị bệnh của sừng Trâu. Theo kết quả nghiên cứu tiến hành tại hàng loạt cơ sở ở Thượng Hải, Bắc Kinh và một số thành phố khác của Trung Quốc, trong sừng Tê Giác và sừng Trâu đều chứa 17 loại acid amin. Kết quả phân tích bán vi lượng trên máy quang phổ cho thấy, thành phần các chất hữu cơ và vô cơ trong sừng Tê Giác và sừng Trâu cơ bản tương đồng.
Người ta đã tiến hành thí nghiệm lâm sàng trên 3.270 bệnh nhân tại 50 đơn vị nghiên cứu ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Quảng Đông, các nhà khoa học khẳng định việc sử dụng sừng Trâu và sừng Tê Giác cho kết quả điều trị cơ bản như nhau đối với 30 loại bệnh như: viêm não B, trẻ nhỏ sốt nóng trong mùa hè, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu, thần kinh phân liệt… Như vậy, có thể sử dụng sừng Trâu thay thế cho sừng Tê Giác.
PV: Vậy chúng ta cần lưu ý những đặc điểm gì khi sử dụng sừng Trâu thay thế cho sừng Tê Giác?
Lương y Phạm Ngọc: Sừng Tê Giác hay sừng trâu cũng vậy thường được dùng để trị các chứng bệnh như thương hàn ôn dịch mà nhiệt nhập huyết phận, sốt quá hoá điên cuồng, co giật, sốt vàng da, ban chẩn, thổ huyết, chảy máu cam, ung độc, hậu bối… Phụ nữ có thai, những người thể tạng hàn (thường sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân lỏng, nát, sống phân, nước tiểu trong và nhiều…) mà không có sốt không được dùng. Nếu sốt cao, kèm ỉa chảy uống vào có thể tắc tử.
TS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Đông y Bệnh viện TW Quân đội 108 khẳng định, cả trong và ngoài nước chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh sừng Tê Giác có thể điều trị ung thư hay làm tăng khả năng cương dương.
Người béo phì, không phải thuộc nhiệt mà đàm thấp nhiều, uống sừng tê giác sẽ nguy hiểm.
PV: Qua trang website của anh chúng tôi có thấy  bản thân anh cũng sáng chế ra một vài loại thuốc mang thương hiệu “Phạm Ngọc” và cũng đã được nhận những giải thưởng cao quý. Anh có thể chia sẻ một chút cho độc giả được biết không?
Lương y Phạm Ngọc: Nếu các bạn để ý thì gần đây nhất tôi có được nhận giải thưởng cho bằng sáng chế: Nuôi ong bằng thùng xốp; sản phẩm Phạm Ngọc giải rượu; Phạm Ngọc vai gáy, mát gan bổ thận, khu phong thắng thấp hoàn … Và đặc biệt là sản phẩm Phạm Ngọc Cao Dê sản phẩm đã được Bộ Y tế – Cục an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩnsố:- 6359/2011/YT – CNTC đủ tiêu chuẩn lưu hành trên toàn quốc. Đây là những sản phẩm được tôi bào chế trên cơ sở đúc rút từ kinh nghiệm gia truyền của dòng họ để lại và đã được kiểm chứng qua nhiều thế hệ.
lương y Phạm Ngọc nhận giải thưởng
Lương y Phạm Ngọc nhận giải thưởng

PV:
 Xin cảm ơn sự chia sẻ của anh. Chúc cho công việc của anh luôn thuận lợi và gặp nhiều may mắn.

Thùy Dung

độc giả cần tìm hiểu thêm tác dụng cũng như cách nhận biết (bởi sừng tê giác trên thị trường phần đa được làm giả tinh vi từ nhựa rất độc hại) của sừng trâu và sừng tê giác có thể liên hệ tới lương y Phạm Ngọc tại :
Lương Y: Phạm Ngọc 
Số nhà 52 – đường Hải Thượng Lãn Ông –TP Ninh Bình

Trả lời

Zalo
Zalo
Tư Vấn Ngay: 0915 939 767