Tạng Thận Trong Đông Y

tạng thận trong Đông Y
                       Tạng Thận Trong Đông Y

Trước tiên tôi giới thiệu về tạng THẬN trong đông và tây y:

–         Trong tây y thận chỉ có tác dụng lọc máu (bài tiết một phần nước và một phần chất cặn bã qua đường tiểu tiện). Khi thận hư tổn nặng người ta lọc máu bằng thận nhân tạo…

–        Trong đông y Tạng thận với một số người không học chuyên môn sẽ hơi khó hiểu nên tôi xin giới thiệu tới các bạn định nghĩa tạng tượng trong đông y : – Quan sát cơ triệu trứng,biểu hiện  bên ngoài cơ thể thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động, sự biểu hiện của các tạng bên trong cơ thể gọi là Tạng tượng.
Bởi vậy tạng THẬN trong đông y khác rất xa tạng THẬN trong tây y. cụ thể tạng thận trong đông y có các tính năng:

Thận thuộc hành Thuỷ, là gốc của tiêu thiên (di truyền, huyết thống), quan hệ với Tâm là quan hệ Thuỷ – Hoả, Thận khai khiếu ra Tai, họng và nhị âm (Hậu môn và lỗ đái), vinh nhuận ra Răng, Tóc.
(khi bị thận hư thì tai ù,họng khô, đại tiểu tiện rối loạn)
Tạng Thận có 2 phần gọi là:
– Thận âm hay Thận thuỷ bao gồm thận tinh.
– Thận dương hay Thận hoả bao gồm thận khí.
Thận có những chức năng:
· Thận chủ thuỷ: Thận cai quản và phân bố các thuỷ dịch trong cơ thể. Tuy nhiên mỗi tạng lại liên quan trực tiếp đến một loại dịch:
– Mô hôi là Tâm dịch
– Nước mắt là Can dịch
– Nước mũi là Phế dịch
– Nước bọt là Tỳ dịch
– Nước tiểu là Thận dịch.
Thận khí hoá nước, tham gia vào việc chuyển hoá nước trong cơ thể, cùng với:
– Tỳ vận hoá thuỷ thấp
– Phế thông điều thuỷ đạo
– Tam tiêu là đường thuỷ dịch của cơ thể.
Thận thanh lọc nước để đưa lên Phế và dồn phần trọc xuống Bàng quang để bài tiết ra ngoài.
· Thận tàng Tinh: Thận tàng giữ tinh tuý của cơ thể:
– Tinh hậu thiên do nguồn ăn uống, là chất nuôi dưỡng cơ thể, còn goi là tinh tạng phủ.
– Tinh tiên thiên còn gọi là tinh sinh dục; là hệ thống gien di truyền trong các tế bào sinh dục.
Quá trình sinh dục và phát dục do tinh tiên thiên và hậu thiên quyết định, liên quan trực tiếp đến thận khí.
– Quá trình phát dục ở nữ tính theo số 7:
7 tuổi: thân khí thịnh, răng thay, tóc mọc dài.
14 tuổi: thiên quý đến, có kinh, có thể mang thai.
21 tuổi: thận khí đầy đủ, thân thể lớn mạnh.
28 tuổi: phát triển cực mạnh mọi mặt.
35 tuổi: bắt đầu suy.
42 tuổi: suy rõ
49 tuổi: thiên quý cạn. Mãn kinh.
– Quá trình phát dục ở nam tính theo số 8:
8 tuổi: thận khí thực, răng tóc thay.
16 tuổi: thận khí thịnh, thiên quý đến, có thể sinh con.
24 tuổi: thận khí đầy đủ, thân thể cường tráng.
32 tuổi: phát triển cực mạnh moi mặt.
40 tuổi: bắt đầu suy.
48 tuổi: suy rõ, phải dùng kính, tóc bạc.
56 tuổi: can khí suy yêu, gân mạch kém.
64 tuổi: thiên quý cạn, râu tóc bạc, răng long không sinh sản được.
(Ghi chú: Ngày nay con người có khác xưa nên tuổi thọ kéo dài, thể lực tăng hơn.
Phân loại theo quốc tế: 50-60 mới là trung niên; 60-70 mới là người có tuổi, trên 70 mới là người già)
· Thận chủ mệnh môn hoả: Mệnh môn hoả là quá trình sinh nhiệt lượng, năng lượng cần thiết cho những hoạt động tối thiểu của cơ thể. Hoả của Thận được coi là “Tướng hoả” ví tựa như sức nóng trong lòng đất so với sức nóng mặt trời là quân hoả.
Hoả của Thận suy sẽ ảnh hưởng ngay đến chức năng của Tâm và Tỳ.
· Thận nạp khí: Trong hô hấp, thận phụ trách động tác hấp còn Phế phụ trách động tác thở ra (Hô). Bệnh hen phế quản có liên quan đến tạng Thận.
· Thận chủ xương tuỷ, liên quan Não: Tinh sinh ra tủy, tủy sinh cốt. Chứng còi xương, chậm đi ở trẻ, rụng răng ở người lớn có liên quan tạng Thận.
Thận cũng luôn bổ sung tinh tuỷ cho não. Thận tinh hư, trí tuệ chậm phát triển, đần độ nên phải bổ Thận.
Tinh sinh huyết, huyết nuôi dưỡng tóc nên sự thịnh suy của Thận ảnh hưởng đến tóc.

Trả lời

Zalo
Zalo
Tư Vấn Ngay: 0915 939 767