Viêm Dạ Dày Là Bệnh Gì ?

viêm dạ dày là bệnh gì

vi khuẩn HP trong dạ dày

vi khuẩn Helicobacter pylori. ( HP) là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày

 

Viêm dạ dày là bệnh phổ biến hiện nay. Biểu hiện bệnh thông thường là đôi lúc đau vùng thượng vị. (khoảng 40% bệnh nhân không đau bụng), nhiều lúc triệu chứng bệnh chỉ là đầy bụng, khó tiêu, ợ chua ợ hơi và đôi lúc cũng chẳng có những triệu trứng trên chỉ bị đau bụng và đi ngoài phân lỏng nên nhiều người không chú ý, dẫn đến bỏ qua không đi khám thày thuốc và điều trị bệnh. Về lâu dài, nếu như viêm dạ dày mạn tính không được điều trị đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Helicobacter pylori.

Bệnh viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm nhẹ thì xung huyết nặng hơn là trợt niêm mạc và nặng hơn nữa là viêm loét nông. Và nếu bạn bị loét sâu là méc độ nguy hiểm có nguy cơ bị thủng dạ dày. Còn một trường hợp đặc biệt nguy hiểm hơn nữa đó là viêm teo thể bệnh này rất dễ chuyển sang dạng ung thư dạ dày . Viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột ( cấp tính) hoặc kéo dài (mạn tính). Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.

Những triệu chứng điển hình của bệnh viêm dạ dày là gì?

Những người bị viêm dạ dày thường không có triệu chứng nào cho đến khi chẩn đoán. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày là:

– ợ hơi, đôi lúc ợ chua

– nóng ruột, khô miệng

– đại tiện rối loạn

– đau bụng ( 40% bệnh nhân viêm dạ dày không đau bụng)

– buồn nôn, đôi khi nôn khan

– đầy bụng, ăn châm tiêu

– đôi khi tức ngực khó thở như người bệnh tim

– có thể có kèm theo viêm họng do axit trong dạ dày trào ngược lên

– đôi khi đi kèm với hiện tượng đắng miệng do dịch mật trào ngược lên

Nếu niêm mạc dạ dày bị chảy máu, bạn có thể sẽ có những triệu chứng như đi tiêu phân đen, ói ra máu hoặc dịch ói có màu nâu lợn cợn.

Một số dấu hiệu hoặc triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến của thày thuốc.

Khi nào bạn cần đến gặp thày thuốc ?

Bạn nên liên hệ với thày thuốc ngay nếu thấy thường xuyên có từ 3 triệu trứng kể trên chở lên

Nguyên nhân nào gây ra viêm dạ dày?

– Cùng một số loại thuốc như aspirin hay các thuốc kháng viêm không chứa steroid khác (NSAID

– thường xuyên sử dụng rượu bia

– stress tinh thần làm cho axit dạ dày tăng nồng độ

– nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Qua nước bọt

Những ai thường mắc phải viêm dạ dày?

Trước kia viêm dạ dày bệnh thường gặp nhiều hơn ở những người hay sử dụng thuốc giảm đau hoặc lạm dụng bia rượu. Ngày nay bệnh nhân bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP chiếm đa số.Vậy nên số lượng phụ nữ mắc bệnh viêm dạ dày cũng gần bằng số lượng nam giới mắc bệnh này. Đặc biệt đối tượng trẻ em trước kia ít bị viêm dạ dày ngày nay  rất nhiều em bị mắc phải bệnh này. Có lẽ do các trẻ thường ăn những thức ăn nhanh có nhiều dầu mỡ Béo ngọt, và những bữa ăn tập trung tại trường mầm non trường tiểu học cũng là một nguyên nhân tiềm tàng để vi khuẩn HP lây qua đường nước bọt

Điều trị Bệnh viêm dạ dày

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm dạ dày?

Việc chẩn đoán viêm dạ dày thường dựa trên các mô tả triệu chứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác, các thày thuốc còn sử dụng các xét nghiệm như nội soi dạ dày, chụp x quang, kết hợp tìm vi khuẩn HP qua hơi thở,xét nghiệm sinh thiết mô dạ dày, xét nghiệm máu hoặc phân

Đông y thì kiểm tra thêm bằng phương pháp thiết chẩn (xem mạch).

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm dạ dày?

Y học hiện đại

Thuốc kháng sinh và các thuốc kháng axit có thể được sử dụng để điều trị viêm dạ dày mạn tính gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới chưa có kháng sinh đặc trị loại vi khuẩn này các bác sĩ thường sử dụng kháng sinh tổng hợp để diệt vi khuẩn HP. Tuy nhiên đây là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày nên nó tiếp xúc thường xuyên với các loại kháng sinh này. Khi bạn sử dụng nó trong các bệnh thông thường như cảm sốt ho viêm họng thậm chí mụn nhọt mẩn ngứa. Vậy nên vi khuẩn HP có thể chống lại các loại kháng sinh này rất tốt

Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để hạn chế nồng độ axit trong dạ dày:

  • Kháng sinh histamin-2 (H2): famotidine, Cimetidine, Ranitidine và Nizatidine;
  • Các chất ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Esomeprazole, Iansoprazole, Rabeprazole and Pantoprazole.




Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được truyền dịch và các thuốc khác để làm giảm nồng độ axit nếu bệnh viêm dạ dày chuyển biến nặng hơn.

Y học cổ truyền

Phần này bạn có thể tham khảo tại link dưới đây:

https://www.dongygiatruyenphamngoc.com/2018/09/tri-benh-viem-loet-da-day-dut-diem-bang-dong-y.html

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm dạ dày?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm dạ dày · Cổ nhân có dạy: “ ăn hơi đói mặc hơi rét” Có lẽ là trong bữa ăn ta đừng nên ăn nhiều thức ăn quá với một dạ dày quá no sẽ làm tổn thương cả hệ thống tiêu hóa cũng như dạ dày

  • Ăn thức ăn nấu chín;
  • Rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng,
  • Thực hiện theo hướng dẫn của thày thuốc, bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà không có đơn của thày thuốc

Hạn chế những đồ ăn làm tăng nồng độ Axit như Thức ăn cay nóng kích thích

Stress tinh thần cũng là một nguyên nhân làm cho nồng độ Axit tăng cao gây viêm dạ dày

Thận trọng khi dùng những loại thuốc tân dược gây tổn thương dạ dày như những loại thuốc thuộc nhóm Corticoid (Những thuốc này hay được dùng trong những bệnh thần kinh xương khớp đôi khi còn được sử dụng điều trị những bệnh như ho, viêm họng, mẩn ngứa) hay nhóm thuốc giảm đau…

  • Tái khám định kì để kiểm các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất.

Với sự tiến bộ của y học hiện tại, vi khuẩn Helicobacter pylori hoàn toàn có thể tiệt trừ bằng các phác đồ kháng sinh và thuốc kháng tiết dịch vị. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ chủng vi khuẩn kháng thuốc khá cao (Như tôi đã nói ở trên)nên bạn nên tuân thủ điều trị đúng thuốc và đúng phác đồ của thày thuốc. Điều lưu ý là bệnh có khả năng tái phát do tái nhiễm Helicobacter pylori khi sử dụng chung chén đũa với người mang vi khuẩn, do đó nếu được nên khuyến khích người thân trong gia đình cùng tham gia điều trị nếu chẳng may họ cũng đồng mắc bệnh viêm dạ dày . Đây cũng là cách hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến thày thuốc để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

liên hệ tới lương y Phạm Ngọc

Trả lời

Zalo
Zalo
Tư Vấn Ngay: 0915 939 767